Bảng tra máy ép cọc bê tông là một công cụ quan trọng giúp kiểm tra lực ép cọc trong quá trình thi công ép cọc móng nhà. Việc đọc đúng các chỉ số trên đồng hồ ép cọc giúp bạn xác định chính xác lực ép cọc bê tông, đảm bảo quá trình xây dựng diễn ra an toàn và hiệu quả.
Bởi vậy, dưới đây Ép Cọc Hoàng Thanh xin hướng dẫn các bạn chi tiết về cách sử dụng bảng tra máy ép cọc bê tông, cũng như cách đọc đồng hồ và cách quy đổi lực ép cọc thực tế.
Bảng quy đổi ép cọc bê tông, còn gọi là bảng tra máy ép cọc bê tông, giúp bạn quy đổi lực ép thực tế dựa trên các thông số áp suất hiển thị trên đồng hồ máy ép cọc.
Tùy thuộc vào từng loại máy ép, cấu tạo và thiết bị tạo áp lực (như xi lanh, bơm thủy lực, v.v.), các số liệu trên bảng quy đổi sẽ khác nhau. Dựa vào các chỉ số này, bạn có thể tính toán lực ép cọc một cách chính xác trong quá trình thi công.
Đồng hồ máy ép cọc đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát và kiểm tra lực ép. Các thông số trên đồng hồ là cơ sở để quy đổi lực ép cọc từ kg/cm² ra tấn. Máy ép thường được kiểm tra tại các đơn vị kiểm định để đưa ra bảng quy đổi chính xác.
Tuy nhiên, bạn cũng có thể tự thực hiện bảng tra máy ép cọc tại nhà thông qua các thông số hiển thị trên đồng hồ và công thức tính toán đơn giản.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các loại máy ép cọc bê tông, mỗi loại đều có những tính năng, tải trong, bảng tra,... khác nhau. Tuy nhiên, chủ chỉ có ba loại bảng tra máy ép cọc bê tông phổ biến:
3.1. Bảng quy đổi đồng hồ ép cọc bê tông nhà dân |
||
Áp suất (kg/cm²) | Lực ép (Tấn) | Độ lặp lại (%) |
20 | 10.2 | 2.59 |
40 | 20.3 | 2.16 |
60 | 30.5 | 1.28 |
80 | 40.6 | 1.12 |
100 | 50.8 | 1.64 |
3.2. Bảng tra lực ép cọc giàn máy Neo |
|
Áp suất (kg/cm²) | Lực ép (Tấn) |
20 | 5.22 |
40 | 10.44 |
60 | 15.66 |
80 | 20.88 |
3.3. Bảng tra máy ép cọc giàn máy tải sắt |
|
Áp suất (kg/cm²) | Lực ép (Tấn) |
0 | 0 |
10 | 3.2 |
20 | 4.6 |
30 | 6.9 |
40 | 9.1 |
3.4. Bảng quy đổi lực ép cọc bê tông ly tâm |
|||
Đường kính (mm) | Chiều dài (m) | PC (Tấn) | PHC (Tấn) |
D300 | 6 -> 12 | 50 | 74 |
D350 | 6 -> 12 | 55 | 82 |
Để xác định chính xác lực ép cọc bê tông, bạn cần đọc đúng thông số trên đồng hồ ép cọc. Đơn vị đo thông số là kg/cm², vì vậy cần chú ý không đọc sai đơn vị để tránh sai lệch khi quy đổi ra tấn.
Thời điểm thích hợp nhất để đọc thông số là khi máy phát ra tiếng rền, cọc không xuống được nữa và dầm giàn ép nâng lên khỏi mặt đất. Đây là lúc chỉ số áp suất trên đồng hồ chính xác nhất.
Sau khi đọc được thông số trên đồng hồ, bạn có thể tính toán lực ép cọc thực tế bằng công thức sau: Lực Ép Cọc Thực Tế = (Tổng Diện Tích Xi Lanh Thủy Lực) × (Chỉ Số Trên Đồng Hồ Áp Suất).
Vậy trên đây là những chia sẻ của chún tôi về hướng dẫn sửi dụng bảng tra máy ép cọc bê tông. Nếu bạn đang cần tìm hiểu thêm những thông tin và kiến thức hữu ích khác, hãy tham khảo thêm ở các bài viết khác của Ép Cọc Hoàng Thanh nhé.